Tư vấn – Hỗ trợ: (0272) 3952 539 | [email protected]
Trang chủ » Hướng dẫn kỹ thuật

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Bảo hành tận nơi

PHỤ TÙNG THAY THẾ ĐẦY ĐỦ

Nguồn gốc chính hãng

BẠN CẦN TƯ VẤN SẢN PHẨM ?

Gọi ngay: (0272) 3952 539

Hướng dẫn bảo dưỡng máy cày, máy kéo

Công ty An Kiên Bình xin gửi đến Quý Khách hàng những bước cơ bản, những vấn đề cần chú ý khi bảo dưỡng máy kéo, máy cày.

Trước khi bảo dưỡng máy cày, máy kéo cần phải đặt máy ở nơi bằng phẳng, chắc chắn rằng đã gài thắng tay, hạ thấp tất cả các nông cụ xuống đất, đưa cần số về vị trí số không, tắt máy và rút chìa khoá.

Để máy cày máy kéo nguội bớt trước khi thao tác trên hoặc gần bộ phận động cơ, bộ giảm thanh, bộ tản nhiệt.
Luôn tắt máy trước khi nạp nhiên liệu vào máy.
Trước khi “khởi động nóng” bình ắc-quy chết, hãy đọc và thực hiện đúng theo chỉ dẫn trong cách vận hành động cơ.
Không được tháo nắp đậy bộ tản hiệt khi nước làm mát vẫn còn nóng. Khi máy nguội, từ từ xoay nắp đậy sang vị trí dừng đầu tiên và đợi để áp lực được giảm xuống trước khi tháp rời nắp đậy ra. Các dòng máy cày máy kéo mới hiện nay đều có thùng nước phụ làm mát, hãy thêm dung dịch làm mát hoặc nước vào thùng, không phải bộ tản nhiệt.
không được cố lắp lốp bánh hơi vào vành bánh xe, phải dùng các thiết bị chuyên dụng hay kỹ thuật viên, thợ có kinh nghiệm.
Luôn giữ áp suất bánh hơi đúng yêu cầu, không để vượt quá áp suất quy định có thể gây nổ lốp, đặc biệt khi đang vận hành trên các điều kiện đường có nhiệt độ cao, các khu đất có nhiều vật nhọn, đồi dốc.
Không được thao tác dưới gầm các vị trí có gắn các thiết bị thủy lực, tránh tình trạng sụt áp suất, hạ thiết bị đột ngột, gây nguy hiểm cho người thực hiện bảo dưỡng máy.
Tuân thủ các đợt bảo dưỡng định kỳ để máy cày máy kéo có thể hoạt động ổn định hơn

Hướng dẫn sử dụng máy cấy Kubota SPW-48C
Về cấu tạo máy cấy lúa SPW-48C có các bộ phận chính là: phao, bánh xe, dàn cấy và phần điều khiển máy Hướng dẫn sử dụng máy cấy Kubota SPW-48C

Về cấu tạo máy cấy lúa SPW-48C có các bộ phận chính là: phao, bánh xe, dàn cấy và phần điều khiển máy (hình ảnh). Ngoài các bộ phận như bánh xe và phần điều khiển tương tự như xe máy chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về hệ thống dàn cấy:
Dàn cấy bao gồm 4 tay cấy, mỗi tay cấy cách nhau 30 cm chiều ngang, chiều dọc là 12, 14, 16, 18, 21tùy vào độ điều chỉnh. Khi sử dụng máy cấy trên ruộng ta có thể điều chỉnh số cây mạ trên 3,3 m2 là 50,60,70,80,90 với độ sâu từ 0,7cm-3,7cm tương ứng với 5 vị trí.
* Vận hành máy:
Tương tự các máy nông nghiệp khác trước khi vận hành máy cấy lúa SPW-48C ta phải kiểm tra các bộ phận đảm bảo an toàn khi sử dụng như : phải được đào tạo hướng dẫn sử dụng máy, kiểm tra động cơ máy, xăng dầu, bình nhiên liệu. Không sử dụng máy trong tình trạng say rượu và khi di chuyển máy phải đảm bảo như khi tham gia giao thông.
* Khi khởi động máy cấy lúa
– Cần kiểm tra máy đảm bảo không có hỏng hóc gì.
– Như khi sử dụng xe máy trước tiên ta đưa toàn bộ cần gạt về vị trí an toàn.
– Bật công tắc điện – Khởi động bằng dây kéo – Gạt cần số tiến – Gạt cần ly hợp – Gạt cần tổng – Điều chỉnh tay ga phù hợp – Cấy.
– Quy trình dựng lại và tắt máy làm quy trình nhưng ngược lại, cái gì bật sau thì tắt trước.
* Khi sử dụng máy cấy lúa trên ruộng:
– Trước tiên, phải kiểm tra mặt ruộng đảm bảo mật độ nước (tốt nhất từ 5-7 cm) trải đều trên mặt ruộng. Tùy vào ruộng đất cứng hay mềm bà con điều chỉnh cảm biến phao cho thích hợp.
– Điều chỉnh khoảng cách cây (12, 14, 16, 18, 21), độ sâu (0,7-3,7 cm). Kiểm tra mạ cấy: chiều cao mạ từ 19-25 cm. Điều chỉnh số cây mạ trên 3,3 m2.
– Sau đó, chúng ta đưa máy xuống ruộng bằng cách nâng máy lên cao nhất bằng hệ thống thủy lực, kê cầu chắc chắn đảm bảo độ dốc từ 15-200.
– Chúng ta đưa mạ vào khay cấy và khay dự trữ. Xác định hướng đi ra của máy để bố trí cấy cho hợp lý. Để cấy thẳng hàng và đẹp bà con cần xác định 1 điểm chuẩn và tiêu gắn trên đầu máy, luôn để hai đường phía đầu bờ để đi sau cùng. Bà con có thể tham khảo một số phương pháp cấy qua hình ảnh.
– Sau khi cấy, máy cần được vệ sinh sạch sẽ và để ở khô ráo.